Nhảy đến nội dung
Ho và cách phòng tránh
21 Tháng 11, 2013

Ho và cách phòng tránh

Ho và cách phòng tránh

logoeugica

 

Ho là một triệu chứng thường gặp của các bệnh đường hô hấp, nhất là khi thời tiết thay đổi trong những khoảng giao mùa. Các dạng ho chúng ta thường gặp là ho khan và ho có đàm. Ho khan là ho không có đàm và gây ngứa họng do hít phải vật lạ như khói bụi gây kích thích, mới nhiễm vi-rút, cảm lạnh…Ho có đàm thường là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm xoang hay ngạt mũi…Về mặt cơ chế, ho là một phản xạ tự vệ của niêm mạc đường hô hấp khi bị kích ứng để loại bỏ các dị vật.Ho tuy không nguy hiểm nhưng nếu ho dai dẳng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.

Nếu ho là triệu chứng của các bệnh như hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, ung thư phổi, hồi lưu thực quản,… chúng ta cần phải sớm điều trị nguyên nhân. Đối với các trường hợp người dễ bị ho do thay đổi thời tiết và dị ứng, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp như khói, bụi. Chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối khi đi ngủ. Việc bồi bổ sức khỏe, sinh hoạt điều độ để có được thể chất tốt, nâng cao sức đề kháng là yếu tố quan trọng để phòng bệnh khi giao mùa và đề phòng ho. Ngoài ra khi cảm lạnh và ho, việc sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên như tràm, gừng, tần dày lá, bạc hà và một số loại tinh dầu…cũng giúp người bệnh giảm các triệu chứng ho gây khó chịu và làm thông thoáng đường thở.

Nguồn : thuocvabietduoc.com.vn “ nguyên nhân gây ho và cách phòng tránh

 

LÀM DỊU CƠN HO TỪ THIÊN NHIÊN

 

Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng những loại cây thuốc có chứa tinh dầu để sắc uống, xông hơi khi cảm lạnh và ho. Ngày nay, các loại thuốc làm dịu ho từ dược liệu như bạc hà, tràm, tần, gừng…đang được lựa chọn để sử dụng vì có nhiều ưu điểm. Đầu tiên là tác dụng làm dịu ho hiệu quả, và điều quan trọng nữa là an toàn vì ít có những tác dụng phụ không mong muốn. Các cây thuốc này được sử dụng từ rất lâu đời và vẫn được công nhận trong y học hiện đại ngày nay:

 

- Tràm: thành phần chủ yếu của lá tràm là tinh dầu tràm với hoạt chất chủ yếu là Eucalyptol, có tính sát trùng, được dùng để giảm ho, long đờm, sát khuẩn và làm thông thoáng đường hô hấp.

-Bạc hà chứa menthol còn được gọi là “bạc hà não” là trích tinh của tinh dầu bạc hà, có tính chất làm dịu ho, làm loãng niêm dịch. Menthol thường được dùng điều trị cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng sưng đau.
-Gừng: tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn, làm loãng niêm dịch, làm giảm ho, chống viêm và giảm đau. Gừng thường được dùng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, ho do đờm ẩm, ho suyễn, hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi.

-Tần dày lá hay húng chanh được dùng để chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng. Theo nghiên cứu của Viện vi trùng học tinh dầu tần có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus...

Nguồn : cây thuốc và động vật làm thuốc ở việt nam - tập 2&3

Đăng ký tài khoản - nhận ngàn thông tin

Bạn sẽ là một trong những người đầu tiên nhận được thông tin, tin tức, tin tuyển dụng... sớm nhất từ DHG Pharma. Hãy đăng ký ngay hôm nay để được hưởng ngàn ưu đãi từ DHG Pharma nhé.

TOP